Chuyện tình của đá
Tặng chị T.V. và các bạn cùng đi Nepal,Ấn-độ và Bhutan ,tháng 10, 2008.
Hà Nguyên Phổ.
Làm sao em biết bia đá không đau(TCSơn)
Tôi sanh ra và lớn lên ở trên một triền núi của vùng Takstang,xứ Bhutan, sau một trận đông đất kinh thiên động địa cách đây trên một triệu năm rối.Trận động đất này làm tôi bơ vơ “mồ côi” một mình ở đây; cha mẹ và tổ tiên của tôi là một tảng đá khỗng lố đã bị chôn sâu dưới lòng đất, một nơi nào đó ở vùng thung lũng dưới chân núi Một triệu năm mà thấy như mới ngày hôm qua, mặc dầu tôi đã trải qua bao nhiêu lần vật đổi sao dời, bao nhiêu trận động đất khác, bao nhiêu cơn cuồng phong bảo tuyết, bao nhiêu sự tàn phá của trời, đất và nhất là của người. Vây mà tôi vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,vẫn cảm thấy một triệu năm tuổi đời vẫn còn non.(Tôi mở đầu bài viết bằng cụm từ “tôi sanh ra và lớn lên” chỉ là một thói quen của một câu chuyện tự sự,thế thôi. Thật ra, tôi càng ngày càng hao mòn, càng nhỏ lại chứ chẵng lớn lên được tí nào !) Ngọn núi này còn đươc gọi là Tổ Cọp (dịch từ chử Tiger’s nest),có lẽ từ xưa có rất nhiều cọp sanh sống ở trên núi này, nhưng bây giờ từ khi có bóng dáng con người xuất hiện, nhất là từ khi tu- viện Takstang và một “phòng trà” được xây dựng trên đĩnh núi thì cọp rủ nhau đi chổ khác sinh sống.
Tôi tuy chỉ là một tảng đá nhưng tôi có đủ bốn thứ mà có lẽ chỉ con người mới có: đó là Tình, Cảm, Tri và Giác.Như vậy tôi đâu có “vô tri, vô giác, vô tình, vô cảm”như người ta vẫn lầm tưởng. Tôi nghe được tiêng gió rít qua rặng thông mỗi mùa mưa tháng mười, tôi nghe cả tiếng dế nỉ non trong đêm vắng, tiếng chim hót líu lo mỗi độ xuân về..Vì tôi là đá, nên tôi có thể nghe và hiểu tất cả tiếng nói trên thế gian này: từ tiếng dế nỉ non ngay sát nách của tôi(có mấy chú dế đào hang ngay bên cạnh tôi,làm tôi vừa nhột vừa khó chịu), tiếng gió rít qua rặng thông trong mùa mưa bảo, nghe tiếng chim hót líu lo mừng Xuân về. Tôi còn nghe “lén” những lời tán tỉnh nhau của những dôi trai gái khi họ ngồi nghĩ chân trên lưng của tôi( và tôi thấy họ hôn nhau say sưa và tỉnh bơ vì họ cứ tưởng rằng không ai nhìn thấy cảnh đó).Tôi biết lạnh trong những mùa đông tuyết giá, tôi biết cô đơn khi không có ai- hòn đá nào- để tâm sự, tôi biết mừng vui khi mùa Xuân về trên vạn vật, đem lại cho đỉnh núi này những đoàn du khách, tôi biết mùi thơm của bông hoa Dạ lan nở vào đêm, tôi ngắm dược vẽ đẹp cao sang của đóa hoa Tường Vi nở cạnh tôi.
Tôi xin kể hầu quý vị câu chuyên “tình” sau đây mà tôi đã chứng kiến : tôi đã thấy, đã nghe, đã say sưa theo dỏi như một khán giã xem một vở tuồng đầy kịch tính và rất có hậu :Chuyện kể rằng: trong một đêm trăng sáng- sáng trăng sáng cả núi đồi-có một đôi trai gái,hay đúng hơn là môt đôi tình nhân dắt nhau đến cạnh chổ tôi nằm..Họ là một cặp Takin,môt giống vật chỉ tìm thấy ở vùng Tasktang,Bhutan này.Takin là một hổn hợp giửa dê và bò :đầu là đầu dê mà lại có sừng bò; lông thì mượt mà ( của dê) mà thân hình thì to lớn ( của bò).Hai cô cậu takin này thay vì dẫn nhau ra “công viên đèn mờ”, hay vào”khách sạn tội lổi”thì lại “rước nhau lên đồi núi” này, tình tự tán nhau ngay trước mắt tôi.Anh takin đực(tôi đoán là anh đực) vì dáng dấp khờ khạo, ngớ ngẩn và cục mịch cứ như anh chàng tên Vọi trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng,nước Việt Nam .Anh “Vọi” takin này cứ gạ gẩm,quấn quýt và muốn “tấn công tình dục”nàng “Nguyệt Nga” takin cái.
-Này Anh, Em không bằng lòng Anh dở trò nham nhở với Em trong một đêm trăng đẹp và tình tứ như đêm nay.Anh không lãng mạn một tí nào.Anh thật là “dê cụ”, là 35.
-Chúng mình chẵng là “nửa dê, nửa bò”hay sao!! Thì Anh mà có “thả dê” với Em thì cũng là bản tánh trời sanh mà thôi, “dê” ở trong máu và ở trên khuôn mặt của Anh mà.
Chàng takin bị Nàng cự tuyệt và mắng mỏ ,nên chàng “tẻn tò”,thất vọng,”giận đời đen bạc” , chàng mới “ôi ta buồn ta đi lang thang biết tìm ai”,chàng bỏ nàng đứng một mình ngắm trăng,chàng đến gần bên tôi, định “giãi sầu”một bãi “ngân hà”thì có tiếng oanh vàng thỏ thẻ bên tai, như sáu câu vọng cổ trong tuồng Nửa đòi hương phấn ngày xưa ở cái xứ Việt Nam:
-Thôi xin Anh đừng hờn, đừng giận Em mà bỏ Em bơ vơ một …mình (xuống Xề như trong sáu câu vỏng cổ).Anh có biết không :Con gái nói không là có,con gái nói có là không,con gái mà nói “hỏng thèm” là “thèm rỏ rải”đó. Anh sao mà khờ khạo,ngu ngơ như con Bò.
-Thì Anh đã nói với Em rằng chúng mình chẵng là”nửa dê, nửa bò” hay sao. Anh có “thả dê” với Em, Anh có ngu,có “tối dạ” như bò thì cũng đúng luật tạo hóa mà thôi.
-Anh ơi ! Anh hảy “Yêu” Em đi.
Được lời như cởi tấm lòng,chàng không bỏ lỡ cơ hội ,”ghi bàn” trong tiếng hoan hô, cổ vỏ của muôn ngàn vì sao trên trời,của hàng vạn côn trùng, cây cỏ dưới đất.Chỉ có mình tôi là chứng kiến màn “phim X” đó từ đầu đến cuối ,không sót một chi tiết nhỏ nhặt nào,vì “chúng nó” không biết là có một “khán giã”đang xem “chúng nó” đóng phim “con heo”. Và kết quả của đêm trăng sáng hôm ấy là một chú takin con được chào đời sau 12 tháng.
Nổi cô đơn khôn cùng làm cho tôi càng ngày càng lãng mạn, càng dễ cảm.Có những đêm trăng sáng,tôi mơ thấy chị Hằng qua rặng thông, và hình như còn nghe được cả tiếng nói của chú Cuội đùa giởn với các tiên nữ.Có những mùa đông lạnh giá,tuyết rơi phủ đây cả ngọn núi.Những ngày đầu tuyết rơi giăng giăng một màn trắng xóa,thật là đẹp, thật tuyệt vời.Nhưng chỉ sau vài ngày là tôi bị chôn vùi dưới lớp tuyết phủ đầy lên người tôi, nhiều khi trong vài ba tháng. Thời gian vài ba tháng này tôi như chết nằm trong một quan tài bằng tuyết,càng cảm thấy cô đơn và câm nín. Rồi mùa Xuân đến mang lại những tia nắng ấm đầu tiên xuống quê hương tôi, làm tan đi lớp tuyết phủ trên người tôi. Và tôi như được hồi sinh, để nghe tiếng chuông chiều từ tu viện Tasktang vọng xuống, để nhìn thấy cây cỏ bông hoa sanh chồi nỡ nhụy, để nhìn ngắm ánh trăng xuyên qua hàng thông bên kia triền núi. Và nhất là để thấy lại những đoàn du khách , hoặc leo núi bằng đường bộ, hay nếu đã mỏi gối chồn chân hay già yếu thì làm cao bồi cởi ngựa.Và tôi gặp lại những nụ cười, những đùa giởn râm ran của đoàn người đang đi tìm cài đẹp, cái hùng vỉ của tạo hóa, của ngọn núi này.Có nhiều người ,những người lớn tuổi thì nghĩ mệt,những ngừoi trẻ thì mượn cớ đễ kéo dài cuộc vui, kéo dài những giây phút bên nhau.Họ ngồi nghĩ trên lưng của tôi, uống nước giải lao, rồi lại tiếp tục cuộc hành trình leo lên đỉnh núi, bỏ tôi lại một mình, ôm ấp chút hơi ấm từ những người khách lạ chuyền sang, hơi ấm sẽ tan loãng trong không gian, chưa kịp để lại trong tôi một chút kỷ niệm của những lần gặp gở phù du, không duyên nợ này.
Tuy nhiên, có hai mối tình đã thành “thiên thu” trong lòng tôi, đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời tình ái của tôi. Mối tình thứ nhất, xảy ra cách đây môt trăm tám năm, sáu tháng mười ngày, là một mối tình bắt đầu từ tình thương,rồi tình yêu, rồi tình tuyệt vọng.Người tôi yêu là một người con gái đã nhập môn tu viện Tasktang không biết từ bao giờ.Tôi chỉ biết là từ mùa Thu năm ấy, người con gái đó chiều chiều lững thững bước đến bên tôi, và ngồi một mình khóc tỉ tê trên lưng tôi. Những giọt nước mắt mằn mặn, âm ấm đã nhỏ xuống vai, xuống mặt tôi.Tôi muốn ôm ấp,gìn giữ những giọt nước mắt này như một kỷ vật cho cuộc tình của tôi với người con gái xa lạ này. Tôi thương nàng vô cùng,tôi biết nàng chắc có một tâm sự đau buồn lắm.Nàng càng ngày càng xanh xao, yếu đuối.Tôi chỉ sợ một ngày nào đó, nàng không còn đủ sức đễ chiều chiều đi từ tu viện xuống thăm tôi, và khóc với tôi.Tôi muốn nói cho nàng biết là tôi đã yêu nàng từ bao giờ .
Có ai cắt nghĩa được Tình Yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
Nó chiếm lòng ta bằng nắng đẹp,
Bằng mây nhè nhẹ, gió vương vương.
Nhưng tôi thì có thể lý giãi được thế nào là Tình Yêu: Đó là những giây phút hồi hộp chờ đợi bước chân Nàng mỗi chiều ;đó là niềm hạnh phúc khi Nàng đến ngồi tâm sự cùng tôi,và tôi đã chia xẻ nổi đau buồn của Nàng qua những giọt nước mắt chảy dài xuống thân tôi; đó là cái cảm giác hụt hẳng khi Nàng rời xa tôi để trở về lại tu viện; đó là nổi buồn vô tận từ khi tôi mất Nàng, từ khi Nàng đã bỏ tôi một mình với nổi cô đơn tận cùng.
Nàng đã bỏ tôi vì Nàng không có chân tu, vì Nàng chưa thoát tuc,còn năng nợ trần ai.Có lẽ(và tôi cầu mong như thế) Nàng đã xuống núi, bỏ tiếng kinh kệ, bỏ tiếng chuông chùa, và bỏ tôi, đễ gặp lại người xưa, nối lại tình củ. Mặc dầu tôi giận, tôi hận Nàng đã bỏ tôi không một lời từ biệt, nhưng tôi vẫn cầu chúc Nàng sẽ tìm thấy hạnh phúc và bình an trong cuộc sống mới.Và nếu Nàng còn nghĩ đến tôi thì một ngày nào đó, Nàng sẽ mang người xưa(của Nàng)về thăm chốn củ (là tôi).Và đẹp biết chừng nào nếu có một đúa trẻ nhỏ(kết quả của mối tình tao ngộ này) tung tăng bên sườn núi, và “tè” lên cả người tôi.Và Nàng sẽ mắng yêu dứa con đã làm ô uế một nơi đấy kỷ niệm và nước mắt của Nàng, và tôi sẽ bênh vực là đó chỉ là trò“trẻ con “, cứ để cho chúng nó vô tư thoải mái.
.Anh biết Em đi chẳng trở vế, Dặm nghìn liểu phủ với sương che,Em đứng quay lại nhìn Anh nữa, Anh biết Em đi chẳng trở về.
Mà nếu Nàng có trở về lại đây, để “quay lại nhìn tôi một lần nữa” thì tôi van xin Nàng hảy về đây với “Chàng” và đứa con của hai người.Tôi nhất định sẽ không ghen với hạnh phúc của Nàng,và tôi sẽ “đưa lưng” của tôi đễ cho Chàng va Nàng ngồi, và ngắm nhìn con tung tăng bắt bướm hái hoa rừng.
Chuyện tình thứ hai của tôi vừa mới xảy ra, ngày 19 tháng 10 năm 2008, lúc khoảng 10 gìờ sáng.Một doàn du khách cởi ngựa lên thăm tu viện Tasktang .Hình như họ là người Việt Nam thì phải, vì tôi nghe loáng thoáng giọng Bắc, chen với giọng Nam và giọng Huế.Lúc đoàn ngựa đi ngang tôi thì bổng nhiên có một giai nhân “cow girl” bị ngã ngựa, khiến nàng “ nhẹ nhàng như một cành lan” nghiêng ra khỏi yên ngựa, và từ từ, chầm chậm như trong một màn cine’ quay “slow motion”, nàng ngã đúng vào vai của tôi, và đập đầu vào người tôi.Vì tôi là đá, nên tôi không đỡ được nàng để nàng khỏi bị thương.Nàng sờ tay lên đầu, và nhận thấy có máu .Ông em rể của nàng bèn xuống ngựa và đến bên nàng:
-Chị V., chị có sao không?Chị có đau lắm không?Chị có tỉnh táo không?Chị có bị ngất xỉu không?Chị có bị chảy máu nhiều không?
Anh ta hỏi một lần bao nhiêu câu hỏi, nét mặt lo âu thấy rỏ.Mặc dầu anh ta là một thuyền trưởng hải quân năm nào đã từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến VN (30 năm về trước), nhưng xem ra anh mất bình tình hơn người bị thương rất nhiều.
-Chị không răng mô.Chị chĩ đụng nhẹ vào cục đá “dể thương” này, nhờ đá trơn và nhẳn nên chị bị trầy nhẹ thôi.Mà cũng nhớ cục đá này nên chị mới không bị rơi tỏm xuống hố sâu.
Nghe nàng nói, tôi mới biết là nàng là người Huế.Và nàng có một tấm lòng nhân hậu rất cao cả, và một nhận định vào một “sự cố” rất vị tha ,rất lạc quan.Khi tôi nhìn thấy tay nàng đầy máu từ vết thương khá sâư trên đàu, tôi mới cảm nhận được trên mặt của tôi mấy giọt máu nàng đã để lai khi nàng ngã vào người tôi. Tôi ươc mong những giọt máu này sẽ không bao giờ phai ,sẽ thấm vào người tôi,đễ tôi còn giữ mãi được một chút kỷ niệm của lần gặp gỡ này.
Ông em rể bỏ cuộc chơi, bỏ làm cao bồi cởi ngựa lên tận đỉnh núi thăm tu viện.Anh ta dìu Nàng đi xuóng chân đồi.Cách một khoảng đường khá xa, tôi vẫn nghe giọng Huế “đài các,hoàng phái” của Nàng:
-Không biết là Chị có cơ hội để trở lại ngọn núi “Tổ cọp” này hay không?May ra là Chị sẽ ở lại xứ Bhutan và có cơ hội thăm lại viên đá đã cứu Chị , nếu Chị có giấy mời của hoàng gia xứ Bhutan mời Chị dự lễ đăng quang của Hoàng Thái Tử Jigme Wangchuck.Lễ tấn phong thái tử Jigme 28 tuổi lên làm vua thay thế vua Cha sẽ được cữ hành tại thủ đô Thimphu ngày 6 tháng 11 năm 2008.Ờ, cũng chỉ còn 15 ngày nữa mà thôi.
Tôi nghe “bỗng rụng rời”.Tôi cầu mong có phép lạ nào giúp Nàng có được cái giấy mời dự lễ tấn phong này, đễ Nàng sẽ ở lại Bhutan, và Nàng sẽ leo núi “Tổ Cọp” này một lần nữa. Và tôi sẽ gặp lại Nàng.Chẵng lẽ lại là: Lòng ta chon một khối tình, Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu, Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Đó, câu chuyện tình của tôi là như thế.Đây chỉ là một câu chuyện “tự sự” không chút hư cấu. Tôi kết thúc câu chuyện này bằng một bài hát( bài Phiến đá sầu) cò lời ca: Em hỏi tôi: Phiến đá có Tình Yêu không? Phiến đá có Linh Hồn không? Đá có biết thở dài xa xôi? Đá có ngậm ngùi chia phôi?
Chắc là quý vị đã có câu trả lời.
Hà Nguyên Phổ (BS Hà Xuân Du), tháng tư, 2009.
Hà Nguyên Phổ.
Làm sao em biết bia đá không đau(TCSơn)
Tôi sanh ra và lớn lên ở trên một triền núi của vùng Takstang,xứ Bhutan, sau một trận đông đất kinh thiên động địa cách đây trên một triệu năm rối.Trận động đất này làm tôi bơ vơ “mồ côi” một mình ở đây; cha mẹ và tổ tiên của tôi là một tảng đá khỗng lố đã bị chôn sâu dưới lòng đất, một nơi nào đó ở vùng thung lũng dưới chân núi Một triệu năm mà thấy như mới ngày hôm qua, mặc dầu tôi đã trải qua bao nhiêu lần vật đổi sao dời, bao nhiêu trận động đất khác, bao nhiêu cơn cuồng phong bảo tuyết, bao nhiêu sự tàn phá của trời, đất và nhất là của người. Vây mà tôi vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,vẫn cảm thấy một triệu năm tuổi đời vẫn còn non.(Tôi mở đầu bài viết bằng cụm từ “tôi sanh ra và lớn lên” chỉ là một thói quen của một câu chuyện tự sự,thế thôi. Thật ra, tôi càng ngày càng hao mòn, càng nhỏ lại chứ chẵng lớn lên được tí nào !) Ngọn núi này còn đươc gọi là Tổ Cọp (dịch từ chử Tiger’s nest),có lẽ từ xưa có rất nhiều cọp sanh sống ở trên núi này, nhưng bây giờ từ khi có bóng dáng con người xuất hiện, nhất là từ khi tu- viện Takstang và một “phòng trà” được xây dựng trên đĩnh núi thì cọp rủ nhau đi chổ khác sinh sống.
Tôi tuy chỉ là một tảng đá nhưng tôi có đủ bốn thứ mà có lẽ chỉ con người mới có: đó là Tình, Cảm, Tri và Giác.Như vậy tôi đâu có “vô tri, vô giác, vô tình, vô cảm”như người ta vẫn lầm tưởng. Tôi nghe được tiêng gió rít qua rặng thông mỗi mùa mưa tháng mười, tôi nghe cả tiếng dế nỉ non trong đêm vắng, tiếng chim hót líu lo mỗi độ xuân về..Vì tôi là đá, nên tôi có thể nghe và hiểu tất cả tiếng nói trên thế gian này: từ tiếng dế nỉ non ngay sát nách của tôi(có mấy chú dế đào hang ngay bên cạnh tôi,làm tôi vừa nhột vừa khó chịu), tiếng gió rít qua rặng thông trong mùa mưa bảo, nghe tiếng chim hót líu lo mừng Xuân về. Tôi còn nghe “lén” những lời tán tỉnh nhau của những dôi trai gái khi họ ngồi nghĩ chân trên lưng của tôi( và tôi thấy họ hôn nhau say sưa và tỉnh bơ vì họ cứ tưởng rằng không ai nhìn thấy cảnh đó).Tôi biết lạnh trong những mùa đông tuyết giá, tôi biết cô đơn khi không có ai- hòn đá nào- để tâm sự, tôi biết mừng vui khi mùa Xuân về trên vạn vật, đem lại cho đỉnh núi này những đoàn du khách, tôi biết mùi thơm của bông hoa Dạ lan nở vào đêm, tôi ngắm dược vẽ đẹp cao sang của đóa hoa Tường Vi nở cạnh tôi.
Tôi xin kể hầu quý vị câu chuyên “tình” sau đây mà tôi đã chứng kiến : tôi đã thấy, đã nghe, đã say sưa theo dỏi như một khán giã xem một vở tuồng đầy kịch tính và rất có hậu :Chuyện kể rằng: trong một đêm trăng sáng- sáng trăng sáng cả núi đồi-có một đôi trai gái,hay đúng hơn là môt đôi tình nhân dắt nhau đến cạnh chổ tôi nằm..Họ là một cặp Takin,môt giống vật chỉ tìm thấy ở vùng Tasktang,Bhutan này.Takin là một hổn hợp giửa dê và bò :đầu là đầu dê mà lại có sừng bò; lông thì mượt mà ( của dê) mà thân hình thì to lớn ( của bò).Hai cô cậu takin này thay vì dẫn nhau ra “công viên đèn mờ”, hay vào”khách sạn tội lổi”thì lại “rước nhau lên đồi núi” này, tình tự tán nhau ngay trước mắt tôi.Anh takin đực(tôi đoán là anh đực) vì dáng dấp khờ khạo, ngớ ngẩn và cục mịch cứ như anh chàng tên Vọi trong chuyện Trống Mái của Khái Hưng,nước Việt Nam .Anh “Vọi” takin này cứ gạ gẩm,quấn quýt và muốn “tấn công tình dục”nàng “Nguyệt Nga” takin cái.
-Này Anh, Em không bằng lòng Anh dở trò nham nhở với Em trong một đêm trăng đẹp và tình tứ như đêm nay.Anh không lãng mạn một tí nào.Anh thật là “dê cụ”, là 35.
-Chúng mình chẵng là “nửa dê, nửa bò”hay sao!! Thì Anh mà có “thả dê” với Em thì cũng là bản tánh trời sanh mà thôi, “dê” ở trong máu và ở trên khuôn mặt của Anh mà.
Chàng takin bị Nàng cự tuyệt và mắng mỏ ,nên chàng “tẻn tò”,thất vọng,”giận đời đen bạc” , chàng mới “ôi ta buồn ta đi lang thang biết tìm ai”,chàng bỏ nàng đứng một mình ngắm trăng,chàng đến gần bên tôi, định “giãi sầu”một bãi “ngân hà”thì có tiếng oanh vàng thỏ thẻ bên tai, như sáu câu vọng cổ trong tuồng Nửa đòi hương phấn ngày xưa ở cái xứ Việt Nam:
-Thôi xin Anh đừng hờn, đừng giận Em mà bỏ Em bơ vơ một …mình (xuống Xề như trong sáu câu vỏng cổ).Anh có biết không :Con gái nói không là có,con gái nói có là không,con gái mà nói “hỏng thèm” là “thèm rỏ rải”đó. Anh sao mà khờ khạo,ngu ngơ như con Bò.
-Thì Anh đã nói với Em rằng chúng mình chẵng là”nửa dê, nửa bò” hay sao. Anh có “thả dê” với Em, Anh có ngu,có “tối dạ” như bò thì cũng đúng luật tạo hóa mà thôi.
-Anh ơi ! Anh hảy “Yêu” Em đi.
Được lời như cởi tấm lòng,chàng không bỏ lỡ cơ hội ,”ghi bàn” trong tiếng hoan hô, cổ vỏ của muôn ngàn vì sao trên trời,của hàng vạn côn trùng, cây cỏ dưới đất.Chỉ có mình tôi là chứng kiến màn “phim X” đó từ đầu đến cuối ,không sót một chi tiết nhỏ nhặt nào,vì “chúng nó” không biết là có một “khán giã”đang xem “chúng nó” đóng phim “con heo”. Và kết quả của đêm trăng sáng hôm ấy là một chú takin con được chào đời sau 12 tháng.
Nổi cô đơn khôn cùng làm cho tôi càng ngày càng lãng mạn, càng dễ cảm.Có những đêm trăng sáng,tôi mơ thấy chị Hằng qua rặng thông, và hình như còn nghe được cả tiếng nói của chú Cuội đùa giởn với các tiên nữ.Có những mùa đông lạnh giá,tuyết rơi phủ đây cả ngọn núi.Những ngày đầu tuyết rơi giăng giăng một màn trắng xóa,thật là đẹp, thật tuyệt vời.Nhưng chỉ sau vài ngày là tôi bị chôn vùi dưới lớp tuyết phủ đầy lên người tôi, nhiều khi trong vài ba tháng. Thời gian vài ba tháng này tôi như chết nằm trong một quan tài bằng tuyết,càng cảm thấy cô đơn và câm nín. Rồi mùa Xuân đến mang lại những tia nắng ấm đầu tiên xuống quê hương tôi, làm tan đi lớp tuyết phủ trên người tôi. Và tôi như được hồi sinh, để nghe tiếng chuông chiều từ tu viện Tasktang vọng xuống, để nhìn thấy cây cỏ bông hoa sanh chồi nỡ nhụy, để nhìn ngắm ánh trăng xuyên qua hàng thông bên kia triền núi. Và nhất là để thấy lại những đoàn du khách , hoặc leo núi bằng đường bộ, hay nếu đã mỏi gối chồn chân hay già yếu thì làm cao bồi cởi ngựa.Và tôi gặp lại những nụ cười, những đùa giởn râm ran của đoàn người đang đi tìm cài đẹp, cái hùng vỉ của tạo hóa, của ngọn núi này.Có nhiều người ,những người lớn tuổi thì nghĩ mệt,những ngừoi trẻ thì mượn cớ đễ kéo dài cuộc vui, kéo dài những giây phút bên nhau.Họ ngồi nghĩ trên lưng của tôi, uống nước giải lao, rồi lại tiếp tục cuộc hành trình leo lên đỉnh núi, bỏ tôi lại một mình, ôm ấp chút hơi ấm từ những người khách lạ chuyền sang, hơi ấm sẽ tan loãng trong không gian, chưa kịp để lại trong tôi một chút kỷ niệm của những lần gặp gở phù du, không duyên nợ này.
Tuy nhiên, có hai mối tình đã thành “thiên thu” trong lòng tôi, đã ghi lại một dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời tình ái của tôi. Mối tình thứ nhất, xảy ra cách đây môt trăm tám năm, sáu tháng mười ngày, là một mối tình bắt đầu từ tình thương,rồi tình yêu, rồi tình tuyệt vọng.Người tôi yêu là một người con gái đã nhập môn tu viện Tasktang không biết từ bao giờ.Tôi chỉ biết là từ mùa Thu năm ấy, người con gái đó chiều chiều lững thững bước đến bên tôi, và ngồi một mình khóc tỉ tê trên lưng tôi. Những giọt nước mắt mằn mặn, âm ấm đã nhỏ xuống vai, xuống mặt tôi.Tôi muốn ôm ấp,gìn giữ những giọt nước mắt này như một kỷ vật cho cuộc tình của tôi với người con gái xa lạ này. Tôi thương nàng vô cùng,tôi biết nàng chắc có một tâm sự đau buồn lắm.Nàng càng ngày càng xanh xao, yếu đuối.Tôi chỉ sợ một ngày nào đó, nàng không còn đủ sức đễ chiều chiều đi từ tu viện xuống thăm tôi, và khóc với tôi.Tôi muốn nói cho nàng biết là tôi đã yêu nàng từ bao giờ .
Có ai cắt nghĩa được Tình Yêu,
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều,
Nó chiếm lòng ta bằng nắng đẹp,
Bằng mây nhè nhẹ, gió vương vương.
Nhưng tôi thì có thể lý giãi được thế nào là Tình Yêu: Đó là những giây phút hồi hộp chờ đợi bước chân Nàng mỗi chiều ;đó là niềm hạnh phúc khi Nàng đến ngồi tâm sự cùng tôi,và tôi đã chia xẻ nổi đau buồn của Nàng qua những giọt nước mắt chảy dài xuống thân tôi; đó là cái cảm giác hụt hẳng khi Nàng rời xa tôi để trở về lại tu viện; đó là nổi buồn vô tận từ khi tôi mất Nàng, từ khi Nàng đã bỏ tôi một mình với nổi cô đơn tận cùng.
Nàng đã bỏ tôi vì Nàng không có chân tu, vì Nàng chưa thoát tuc,còn năng nợ trần ai.Có lẽ(và tôi cầu mong như thế) Nàng đã xuống núi, bỏ tiếng kinh kệ, bỏ tiếng chuông chùa, và bỏ tôi, đễ gặp lại người xưa, nối lại tình củ. Mặc dầu tôi giận, tôi hận Nàng đã bỏ tôi không một lời từ biệt, nhưng tôi vẫn cầu chúc Nàng sẽ tìm thấy hạnh phúc và bình an trong cuộc sống mới.Và nếu Nàng còn nghĩ đến tôi thì một ngày nào đó, Nàng sẽ mang người xưa(của Nàng)về thăm chốn củ (là tôi).Và đẹp biết chừng nào nếu có một đúa trẻ nhỏ(kết quả của mối tình tao ngộ này) tung tăng bên sườn núi, và “tè” lên cả người tôi.Và Nàng sẽ mắng yêu dứa con đã làm ô uế một nơi đấy kỷ niệm và nước mắt của Nàng, và tôi sẽ bênh vực là đó chỉ là trò“trẻ con “, cứ để cho chúng nó vô tư thoải mái.
.Anh biết Em đi chẳng trở vế, Dặm nghìn liểu phủ với sương che,Em đứng quay lại nhìn Anh nữa, Anh biết Em đi chẳng trở về.
Mà nếu Nàng có trở về lại đây, để “quay lại nhìn tôi một lần nữa” thì tôi van xin Nàng hảy về đây với “Chàng” và đứa con của hai người.Tôi nhất định sẽ không ghen với hạnh phúc của Nàng,và tôi sẽ “đưa lưng” của tôi đễ cho Chàng va Nàng ngồi, và ngắm nhìn con tung tăng bắt bướm hái hoa rừng.
Chuyện tình thứ hai của tôi vừa mới xảy ra, ngày 19 tháng 10 năm 2008, lúc khoảng 10 gìờ sáng.Một doàn du khách cởi ngựa lên thăm tu viện Tasktang .Hình như họ là người Việt Nam thì phải, vì tôi nghe loáng thoáng giọng Bắc, chen với giọng Nam và giọng Huế.Lúc đoàn ngựa đi ngang tôi thì bổng nhiên có một giai nhân “cow girl” bị ngã ngựa, khiến nàng “ nhẹ nhàng như một cành lan” nghiêng ra khỏi yên ngựa, và từ từ, chầm chậm như trong một màn cine’ quay “slow motion”, nàng ngã đúng vào vai của tôi, và đập đầu vào người tôi.Vì tôi là đá, nên tôi không đỡ được nàng để nàng khỏi bị thương.Nàng sờ tay lên đầu, và nhận thấy có máu .Ông em rể của nàng bèn xuống ngựa và đến bên nàng:
-Chị V., chị có sao không?Chị có đau lắm không?Chị có tỉnh táo không?Chị có bị ngất xỉu không?Chị có bị chảy máu nhiều không?
Anh ta hỏi một lần bao nhiêu câu hỏi, nét mặt lo âu thấy rỏ.Mặc dầu anh ta là một thuyền trưởng hải quân năm nào đã từng vào sinh ra tử trong cuộc chiến VN (30 năm về trước), nhưng xem ra anh mất bình tình hơn người bị thương rất nhiều.
-Chị không răng mô.Chị chĩ đụng nhẹ vào cục đá “dể thương” này, nhờ đá trơn và nhẳn nên chị bị trầy nhẹ thôi.Mà cũng nhớ cục đá này nên chị mới không bị rơi tỏm xuống hố sâu.
Nghe nàng nói, tôi mới biết là nàng là người Huế.Và nàng có một tấm lòng nhân hậu rất cao cả, và một nhận định vào một “sự cố” rất vị tha ,rất lạc quan.Khi tôi nhìn thấy tay nàng đầy máu từ vết thương khá sâư trên đàu, tôi mới cảm nhận được trên mặt của tôi mấy giọt máu nàng đã để lai khi nàng ngã vào người tôi. Tôi ươc mong những giọt máu này sẽ không bao giờ phai ,sẽ thấm vào người tôi,đễ tôi còn giữ mãi được một chút kỷ niệm của lần gặp gỡ này.
Ông em rể bỏ cuộc chơi, bỏ làm cao bồi cởi ngựa lên tận đỉnh núi thăm tu viện.Anh ta dìu Nàng đi xuóng chân đồi.Cách một khoảng đường khá xa, tôi vẫn nghe giọng Huế “đài các,hoàng phái” của Nàng:
-Không biết là Chị có cơ hội để trở lại ngọn núi “Tổ cọp” này hay không?May ra là Chị sẽ ở lại xứ Bhutan và có cơ hội thăm lại viên đá đã cứu Chị , nếu Chị có giấy mời của hoàng gia xứ Bhutan mời Chị dự lễ đăng quang của Hoàng Thái Tử Jigme Wangchuck.Lễ tấn phong thái tử Jigme 28 tuổi lên làm vua thay thế vua Cha sẽ được cữ hành tại thủ đô Thimphu ngày 6 tháng 11 năm 2008.Ờ, cũng chỉ còn 15 ngày nữa mà thôi.
Tôi nghe “bỗng rụng rời”.Tôi cầu mong có phép lạ nào giúp Nàng có được cái giấy mời dự lễ tấn phong này, đễ Nàng sẽ ở lại Bhutan, và Nàng sẽ leo núi “Tổ Cọp” này một lần nữa. Và tôi sẽ gặp lại Nàng.Chẵng lẽ lại là: Lòng ta chon một khối tình, Tình trong giây phút mà thành thiên thu. Tình tuyệt vọng, nỗi thảm sầu, Mà người gieo thảm như hầu không hay.
Đó, câu chuyện tình của tôi là như thế.Đây chỉ là một câu chuyện “tự sự” không chút hư cấu. Tôi kết thúc câu chuyện này bằng một bài hát( bài Phiến đá sầu) cò lời ca: Em hỏi tôi: Phiến đá có Tình Yêu không? Phiến đá có Linh Hồn không? Đá có biết thở dài xa xôi? Đá có ngậm ngùi chia phôi?
Chắc là quý vị đã có câu trả lời.
Hà Nguyên Phổ (BS Hà Xuân Du), tháng tư, 2009.