Những hạnh-phúc bất-chợt.
Hồi ký của Hà Nguyên Phổ
Lần trở về Việt nam vừa qua,tháng 3 năm 2007,gặp những người bạn “mới mà cũ”,mà xem như là cố nhân lâu ngày chưa gặp lại,như các anh Văn Quang,Đoàn Dự, cô Hàm Anh, anh Nguyễn Quốc Thái,chị Thụy Vũ…,các anh thương phế binh Giáo,Bảo,Mã đại Lộc,Sơn…tôi thấy lòng mình như bắt gặp những hạnh phúc thật bất ngờ,thật diệu kỳ,thật “tuyệt vời”.
Sau khi “rong chơi” ở Hà nội trên 10 ngày,du ngoạn Sông Hồng đến thăm đền Chử đồng Tử,thăm bãi cát mang tên Tự nhiên,mong muốn được vùi thân trần truồng dưới cát,hy vọng gặp môt nàng công chúa hậu duệ của Tiên Dung,ta sẽ đưa nàng về dinh đễ …nhìn.Nhưng hôm ấy thì trời lại có mưa xuân lất phất,gió sông Hồng lạnh như căm,bãi cát thì chẳng thấy đâu (người ta đã “nhẫn tâm” biến bãi cát thơ mộng đó thành một cái bến xây bằng gạch, không được là gạch Bát tràng cho nàng rửa chân, mà bằng một loại gạch rẽ tiền pha trôn với xi măng).Thôi không làm Chử đồng Tử thì đành làm Chử đồng Du vậy,mà không gặp Tiên Dung thì ta đã có Tiên T. rồi.(Xin được “thuyết minh” về cái biệt danh Tiên T. này. T. là bà Tiên của tôi,vì tôi nghĩ rằng “Ăn được,ngủ được là Tiên”.Mà Tiên của tôi thì ăn “rất được”,Còn ngủ thì “hơi bị dễ”, cũng dễ dàng như… ông Văn Quang viết phóng sự Lẩm cẩm mà quý vị theo dõi đọc hằng tuần.
Sau đó, chúng tôi cũng có đi tham quan Sông Lô vùng Việt trì,trước là để biết một nơi chốn lịch sử đã là nguồn cảm hứng cho các nhac sĩ Văn Cao và Phạm Duy để sáng tác những bản nhạc bất hủ về con sông này: Văn Cao với bản Trường ca Sông Lô ,rất “hoành tráng”,rất “oai hùng” từ nét nhạc đến lời ca,mặc dầu ta cũng tìm thấy trong bài hát đó nhũng câu ca “mượt mà êm ái”:…Ai qua bến nắng hồng,lặng nhìn màu nước Sông Lô xưa…”.Và Phạm Duy với bản tình ca Tiếng hát Sông Lô,nhẹ nhàng ,tình tự hơn:…Trên bến Sông Lô,thuyền tôi buông lái như xưa, Sau lúc phong ba,thuyền tôi qua bến qua bờ…Và chúng tôi cũng không quên ghé tiêm cá bên bờ Sông Lô,để thưởng thức món cá “lăng”,nhất là món lòng cá lăng,ngon tuyệt vời,tuy nhiên:
Rằng hay thì thật là hay,
Ăn xong ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Chỉ vì cá lăng của Việt trì Sông lô “hơi bị mắc”,một kilo cá lăng giá “việt kiều” là 25 đô- la Mỹ.Cũng may mà mùa này không có cá “Anh Vũ”,nếu không có lẽ lúc trở về Hà nội,chúng tôi sẽ “nhẹ như lông hồng”,phủi sạch nợ trần và tiền trần.Tôi bỗng nhớ đến một câu ca dao(hay tục ngữ)nói về Sông Lô như sau:
Sông Lô một dải trong ngần,
Thảnh thơi ta rũ bụi trần phồn hoa.
Có lẽ,tôi phãi “đạo thơ” như thế này cho hợp tình,hợp lý:
Sông Lô một dải đục ngầu,
Bực mình ta rũ tiền trần sạch trơn.
Có môt câu chuyện ,một sự cố xảy ra ở Hanội,”buồn mà vui”, vì chuyện có hậu vận tốt nên tôi xin kể ra đây để hầu Quý vị,hy vọng Quý vị sẽ có được chút kinh nghiệm để ứng biến khi gặp nạn-tức là bị móc túi ,mất đồ.Chuyện rằng ,hôm mồng tám tháng giêng năm Đinh Hợi,khí trời mùa Xuân Hà Nội thật mát mẽ dễ chịu, lại phơn phớt chút mưa phùn,mưa phùn ca hát và ngâm thơ trong không gian mờ ảo của Hồ Gươm .Và vợ chồng chúng tôi bỗng “đột xuất” lãng mạn, đã đội mưa(dù là mưa bụi chỉ đủ làm ướt nhẹ vai nàng,phơn phớt trên những chiếc áo len khoát vội),và đã “ngẫu hứng qua cầu”-qua cầu Thê Húc- lạc vào đền Ngọc Sơn.Những ngày đầu xuân,dân Hà nội “vô tư” đi lễ đền, đông như kiến, và “vô tư” cầm nhầm chiêc máy hình của tôi .Khi ra khỏi cổng đền,chúng tôi mới phát hiện là chiếc máy hình giấu kỹ trong xách tay “không cánh mà bay mất”.Nhờ nhanh trí và “ma lanh vặt”,tôi an ủi với nhà tôi :_Anh có cách để chuộc lại cái máy hình này..
_Thôi đi Anh ơi! Đến nước này mà Anh còn “diễu dở”.
_Không,Anh nói nghiêm túc đấy.
Nói xong, tôi dáo dác tìm quanh ,không phãi tìm kẻ cắp(vì kẻ cắp biết mô mà tìm),mà tìm một tay “đầu xỏ”, “đầu gấu” lảng vảng đâu đó .Tôi bỗng thấy một anh chàng mặt mũi rất “ngầu”, “vô tư” phì phèo điếu thuốc trên môi, và “vô tư” quan sát mọi diễn biến xung quanh.Tôi đánh liều đến gần anh ta,và đánh liều làm quen:
_Chúng tôi vừa ở trong đền Ngọc Sơn ra,và đã bị mất cắp chiêc máy hình,tuy đã cũ rồi nhưng có rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm trong đó.Anh có thể nào giúp tôi tìm lại được chiếc máy hình đó,tôi bằng lòng chuộc lại và sẽ có “bồi dưỡng”cho riêng Anh.Mà Anh cũng phải kín kín một tí kẻo tụi công an mà biết được thì công toi.(đúng là dạy đĩ vén váy!). _Bố ra đứng đàng kia, con sẽ cố gắng giúp Bố.
Nói xong,anh ta bỏ tôi một mình.Dù biết rằng mình đã trúng mối,lòng vẫn hoang mang hồi hộp.Năm phút,rồi mười phút trôi qua, thời gian như trùng lại,chẳng có “thấm thoắt như thoi đưa”tí nào cả.Tôi lóng ngóng chờ “ân nhân” trở lại,lòng bồn chồn mong đợi như ngày nào chờ người tình trể hẹn,như ngày xưa chờ Mẹ đi chợ về.Rồi Anh ta hiện về,tươi cười sáng láng.Anh vẫy tôi theo anh đến môt chỗ kín đáo hơn đễ “thương thuyết”.Và “Kissinger Du” đã phải trổ hết tài ngoại giao của mình để điều đình.Kết quả là tôi chỉ mất 250 ngàn VNĐ cho buổi du xuân này( 200 ngàn cho kẻ cắp, 50 ngàn bồi dưỡng cho “người đứng giữa”.Trước khi chia tay ,anh ta còn tâm sự với tôi:
_Bố biết không, tại vì chúng nó thấy Bố lớn tuổi, và trông “thê thảm” quá nên chúng nó thương tình( sic!!) mà lấy tượng trưng thế đấy.Vả lại,cái máy hình cùa Bố cũng quá cũ và không “xịn”nên chúng nó mới trả lại cho Bố,nếu không có lẽ cái máy hình này sẽ đang nằm trong một tiệm ở phố Hàng Khay rồi .
Có ba bài học quý giá đươc rút ra từ câu chuyện này: 1)khi gặp một sự cố như trên( mất cắp hay bị móc túi…),phải bình tĩnh quan sát xung quanh hiện trường tìm người “gian”,có thể là một người rất “vô tư”và có dáng dấp “đàng hoàng”,có thể là một em bé bán báo,đánh giày,có thể là một người rất “ngầu”,có tác phong “xếp sòng”,”anh chị”….Và giải pháp cuối cùng mới tìm đến một anh công an đâu đó.
2) khi gặp được kẻ cắp(nếu số còn hên),phải biết “khổ nhục kế”,phãi biết ca sáu câu vọng cổ,phãi trổ tài ngoại giao khéo léo để điêu đình,và nhất là phãi tỏ ra thành khẩn,thì may ra mới khơi đươc “từ tâm”của kẻ gian(vâng,thỉnh thoảng cũng có kẻ xấu có lòng từ bi chứ!).
3)khi đi du lịch,chĩ nên đem máy ảnh loại nhẹ,gọn,tốt vừa đủ xài,càng cũ càng tốt, càng “xịn” càng dễ mất.Và cứ một vài ngày,ta lại store hình ảnh đã chụp vào trong một cái memory stick,loại USB 2.0 flash drive,lỡ đánh mất máy ảnh thì cũng còn lưu lại hình ảnh đã ghi.
Thế rồi,đúng ngày rằm tháng giêng,chúng tôi đã phải giã từ Hà nội để lên đường “Nam tiến”,không băng rừng lội suối,không “trường sơn đông,trường sơn tây”,mà bay vù bằng Vietnam Airlines đến Đà nẳng,rồi từ phi trường Đà nẳng đi thẳng đên Hội an để kịp tham dự lễ hội rằm Phố cổ Hội an.Nghe nói cả thành phố cổ đêm lễ đó sẽ tắt điện,và sẽ được thắp sáng bằng những ngọn đèn lồng đủ màu sắc;mọi người,từ dân địa phương đến du khách,nam phụ lão ấu,ai nấy đều ra đường, dập dìu tài tử giai nhân, tà tà tản bộ trên những con đường nhỏ hẹp cấm xe( kể cả xe gắn máy,cyclo,xe ô tô..) của Phố cổ,rồi đi lễ chùa,rồi ghé bên Bạch đằng bên bờ sông Thu bồn,để nghe hát bài chòi,lạ tai vui mắt…Nhưng,than ôi,mưu sự tại nhân,chúng tôi đã bị” lỡ chuyến đò”,”bé cái nhầm”,vì lể hội Rằm đã diễn ra tối mồng 14.Tôi thắc mắc hỏi mấy cô ở phòng tiếp tân của khách sạn:
_Này các cô,cho tôi hỏi tại sao Lể Hội Rằm lại được tổ chức vào đêm 14,thay vì vào đêm rằm 15.
_Sao Bác già rồi mà lại còn “théc méc” vớ vẩn vậy.Chúng tôi cứ tưởng là chỉ có dân Quảng chúng tôi mới bị hàm oan là hay “théc méc” mà thôi.Bác có nghe câu”Quảng nam hay cãi,Quảng ngãi hay co” không? Bác nhập gia thì phải tùy tục chớ.
Mặc dầu bị “mắng” là già (mấy cô ơi ,đây già rồi mà đây còn ngon,còn gân,cũng nhờ mấy viên “ngọc xanh” huyền diệu đó) ,là nhiều chuyện,hay thắc mắc chuyện vớ vẩn ,lo bò trắng răng (tôi định bào chữa rằng thắc mắc ,hay cãi là một tánh tốt,là một hình thức tranh đấu đễ tìm chân lý,lẽ phải ,mấy cô xứ Quảng nên hảnh diện mới phải ),tôi vẫn nở một nụ cười “ruồi”lấy điểm,nên được mấy cô chỉ dẩn tường tận những nơi chốn để tham quan,và những nét đặc trưng cùng những món ăn đăc biệt của Hội an.Nhờ đó,chúng tôi đã đi lễ các chùa Triều Châu,Phước kiến ,chúng tôi đã có dịp thưởng thức món Cao Lầu đặc trưng của Hội an, ăn cá Cu ở bãi biển Cửa Đại,tối cũng đươc nghe hát và chơi Bài Chòi,và những ngày sau du ngoạn trên sông Thu Bồn để nhớ về Bùi Giáng,thăm khu di tích Mỹ sơn với bao nhiêu ngôi đền một thời huy hoàng của dân tộc nguời Chàm.Cái đặc biệt của khu Mỹ sơn là ta tìm thấy ở đây cái tượng thờ linga (bộ phận sinh dục của đàn ông) và tượng thờ yoni(bộ phận sinh dục của đàn bà) to và “hoành tráng” nhất nhì thế giới.(Linga và Yoni là những “vị thần” tượng trưng cho fertility-sự sinh tồn,sinh lý của nhân loại.)
Sau mấy ngày chịu đựng cái “nóng nung người nóng nóng ghê”của xứ Quảng,mặc dầu ta đang ở đầu mùa Xuân,chúng tôi xuôi Nam,Saigon, là mục tiêu chính của chuyến thăm viếng Việt nam lần này.Tôi xin trích đăng một đoạn trong bài phóng sự “Lẩm cẩm Saigon thiên hạ sự” số 200,ngày 20 tháng 3,2007, của nhà văn Văn Quang:Tấm lòng những người bạn.Xin nói rõ với bạn đọc,những người bạn này là bạn của Bác sĩ Hà Xuân Du ở San Jose.Khi nghe tin ông bà Hà Xuân Du và ông bà Phong “mắt nhung” về Việt Nam,chắc thế nào cũng có dịp gặp tôi nên một số bạn bè của ông đã tự động gửi theo một số tiền về giúp đỡ anh em thương phế binh VNCH.Về chuyện này,ông Du đã gửi email thong báo cho tôi,ông nhấn mạnh rằng đó là bạn bè tự đóng góp,không hề có một cuộc vận động công khai hay ngấm ngầm nào hết. Ai gửi thì ông nhận và “vác” về.
Và chúng tôi đã “vác một cái ngà voi” to tổ bố,nặng trên hai ngàn cân-hai ngàn đô Mỹ-cùng một ít thuốc men như thuốc trị cao máu,thuốc trị phong thấp,thuốc bổ…đễ gặp gỡ(trực diện),hàn huyên ,an ủi,ủy lạo,tặng quà một số anh em TPB trong một buổi gặp mặt giản dị và thân tình tại khuôn viên thánh đường của nhà thờ Huỵện Sĩ.Một lần nữa,xin cám ơn các anh Văn Quang,Đoàn Dự,cô Hàm Anh,các TPB Giáo,Bảo …đã giúp chúng tôi có được buổi gặp gỡ này,để chúng tôi có cơ duyên tìm được những “hạnh phúc bất chợt”, hạnh phúc khi đối diên trực tiếp với những bất hạnh,những đau khổ cùng cực do cuộc chiến đã qua rồi trên 30 năm ,của những người bạn chưa bao giờ biết mặt,của những đống đội chưa bao giờ biết tên,đơn vị,quân số.Và hạnh phúc khi được an ủi,chia xẻ và xoa dịu phần nào nổi bất hạnh đó.
Câu chuyện được bắt đầu trong chuyến đi Lộc Ninh thăm anh chị Văn Quang.Mặc dầu gặp bao nhiêu “sự cố”làm con đường Saigon-Lộc ninh vốn đã khó(vì đang còn ở tình trang sửa chữa,gập ghềnh)lại càng khó thêm(vì phải đón một người chưa bao giờ biết mặt là anh Đoàn dự ); vì Ô.B. Phong H.đi cùng chúng tôi lại để quên tiền ở khách sạn,mặc dầu tiền bạc không làm nên hạnh phúc, nhưng ông Phong vẫn phãi làm anh hùng xa lộ đi xe ôm về khách sạn lấy tiền,trễ mất cả tiếng đồng hồ; vì “người hướng dẫn viên” là anh Đoàn Dự thì hình như cũng đã bắt đầu mang bệnh Alzheimer(bệnh hay quên giống như bệnh của ông Tổng thống Reagan ngày nào),quên cã ngõ vào nhà A/C Văn Quang.Chúng tôi ,phần thì sợ anh chị Văn Quang chờ dợi sốt ruột,phần thì đã đói bụng,đã “nghe trong lòng mưa gió từng cơn”,nên đã hỏi cung anh Đoàn dự:
-Xin hỏi thật anh là anh đã đến nhà anh Văn Quang lần nào chưa?
-Dạ thưa (giọng nói rất nhỏ nhẹ),”em” có đến nhà anh Văn Quang nhiều lần rồi ạ.
-Nhiều là bao nhiêu lần? Và lần cuối cách đây bao lâu?
-Dạ trên 10 lần,và lần cuối thì cách đây những là 10 ngày.
-Như vậy là “bệnh lý” đã rõ ràng rồi.Lần này,khi trở về Mỹ,tôi sẽ gởi cho Anh thuốc trị bệnh Alzheimer,kẻo không rồi Anh lại “quên cả đường xưa lối cũ,đường đi lối về”,gọi tên “chị nhà” bằng tên “người xưa”,”gọi tên em,gọi tên em như những ngày xưa ấy” thì nguy to!
Nhưng rồi thì phái đoàn chúng tôi cũng đến đươc “tư dinh” của anh chị VQ.Anh VQ đón chúng tôi ngay tại cổng,chị VQ thì đang sửa soạn làm bếp.Tay bắt mặt mừng,hàn huyên tâm sự chĩ vài câu là chúng tôi ngồi vào bàn ăn đễ thưởng thức những món lâu ngày không được ăn.Thực đơn hôm nay gồm có: món nộm rau muống “gia truyền”có tép rang,có muối vừng(muối mè) và có pha trộn mắm tôm cho “rậy mùi”; món cuốn hành(lá hành buộc quanh miếng cuốn),lẽ ra phải pha trộn với nươc dấm bỏng mới đúng hương vị “bắc kỳ”; món lẫu cá diêu hồng; thịt gà ri luột phũ lá chanh thái chĩ(loai gà giống gà rừng,chĩ biết ngủ trên cây,thịt rất thơm và hạ 10-0 thịt gà đi bộ.),và món thit heo rừng nướng.Xin “bái phục,bái phục” tài nấu ăn”danh bất hư truyền”của chị VQ,Và nghệ thuật tiếp đãi khách của A/C thì rất là “ấn tượng,trên cả tuyệt vời”:anh thì hàn huyên tâm sự,cởi mở chân tình; chị thì lo việc bếp núc,không chịu ngồi chung bàn tiệc với chúng tôi.Tôi hỏi nhỏ anh VQ:
-Sao anh “dạy vợ” hay đến thế.Chị nhà là người Nam “một chăm phần chăm” mà sao lại nấu được những món ăn Bắc kỳ “chính hiệu con nai vàng”. Anh chỉ cười:
-Tôi “dạy vợ” bằng tấm lòng.Vả lại,những món “nộm rau muống,cuốn lá hành “là những món gia truyền của mẹ tôi,vợ tôi học của bà mẹ chồng qua tôi đấy.Những món ăn hôm nay các anh chị thưởng thức là do “đầu bếp Ngân”,nhưng dưới sự “chỉ đạo tối cao”của tôi,Văn Quang.
Sau bửa ăn thật ngon và thật “lạ miệng”,chúng tôi đi tham quan ngôi vườn “tình ái” của A/C :có giàn bầu vừa mới có những trái …bầu hình số tám,có “giàn thiên lý,có người tôi yêu”,có những chiếc cầu bằng gổ mà “anh đưa nàng về dinh”,và có đủ loại cây ăn trái như măng cụt,chôm chôm,khế ngọt,dừa tươi…đủ đễ vẻ được bức tranh quê hương,”quê hương là chùm khế ngọt,là chiếc cầu xinh…”Trong lúc chúng tôi đang tìm về “quê hương” trong ngôi vườn của A/C VQ thì có tiếng lao xao ở trong nhà.Chúng tôi trở vào nhà thì đựoc biết đó là chị Nguyễn văn Ri,vợ anh trung sĩ Ri thuộc Tiểu đoàn 8,Sư đoàn 5.Anh bị thương và đưa gia đình về sinh sống ở Lộc ninh trên 30 năm nay.Hôm qua,anh bị đau năng phải vào nằm điều trị tại bệnh viện.Chúng tôi thừa biết rằng “không tiền thì không thuốc,không men,không đốc tờ,không bệnh viện”.Cứu người như cứu hỏa,nên chúng tôi quyết định trích 100 Mỹ kim trong số tiền tôi mang về nước,tặng anh chị Ri để lo tiền viện phí,thuốc thang cho anh.Chị cầm tờ giấy 100 Mỹ kim,rưng rưng cảm động,nói tự đáy lòng: “Vậy mà chúng tôi cứ tưởng mình bị bỏ quên.Nay mới biết bà con,anh em vẫn còn nhớ và thương mình.” Chị ngượng ngập nói thêm,xúc động trong nước mắt : “Tôi chưa từng cầm được một số tiền nào lớn và quý giá như thế này”.Anh Đoàn Dự thì lúc nào cũng dí dỏm khôi hài: “Đấy,chúng tôi cứ lo giúp đỡ những anh em TPB xa ở đâu đâu,mà quên cả những người láng giềng gần.”Rồi anh xuống sáu câu vọng cổ;”Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa,..”Anh chưa kịp xuống chử xề thì tôi đã ngắt ngang: “Nói không phãi nịnh anh chứ dân Bắc kỳ mà ca “dọng cổ” thì đúng là “dặn cổ”.
Bị “kê tủ đứng”, anh mất hứng ,đổi sang thái độ nghiêm nghị dặn dò chị Ri: “Chị phải giữ tiền cẩn thận nghe.Một triệu sáu trăm ngàn tiền VN đồng đấy.”Cái cảnh chị run run cho tiền vào túi áo trong,gài kim băng cẩn thận,như trân quý cã một gia tài của anh chị,khiến chúng tôi bùi ngùi cảm động.Tôi khẽ thì thầm với các anh Văn Quang,Đoàn Dự,anh Phong: “Tôi vừa tìm thấy một hạnh phúc nhỏ nhoi là đã trả được một phần nào món nợ kếch xù mà tôi đã mang của các anh em đồng đội của mình, những người đã mang đầy thương tật,cơ cực,cay đắng,khốn khổ từ hơn 30 năm qua.”
Buổi chiêu trôi qua rất nhanh.Chúng tôi sửa soạn về lại “thành phố” sớm để tránh giờ “cao điểm”bị kẹt xe.Trước khi về,chúng tôi ghé thăm chị Thụy Vũ –“ Khung rêu”-,láng giềng của A/C V.Q,và thăm cháu gái bất hạnh của chị. Gặp chị và cháu,lòng tôi bỗng trùng lại, những cảm xúc bỗng tê cứng hóa đá.Bao nhiêu lời an ủi,động viên cũng bằng thừa.Trên 35 năm chịu đựng,35 năm chị đem hết sức lưc ,khả năng,tình thương của một người mẹ -người nữ văn sĩ Nguyển thị Thụy Vũ-đã biến dáng dấp,khuôn mặt của chị thành “khung rêu”,gần như “vô cảm”.Trước khi chia tay,chúng tôi có gửi cho cháu một số thuốc bổ,và thuốc trị bệnh kinh phong mà cháu mắc phải,nhất là những khi trái trời trở gió.
Trên đường về,chúng tôi tạm quên hai cú “sóc” ở Lộc ninh(chuyện anh TPB Ri và chuyên gia đình chị Thụy Vũ) với những câu chuyện râm ran của Đoàn Dự.Anh thao thao báo cáo và bình luận về những nhà văn nữ với những tác phẩm nóng bỏng như Yêu và Sống(Lê Vân),Bóng đè(Đỗ Hoàng Diệu),I am Đàn bà(Y Ban).Anh bàn về chính trị,về chuyện bà Hillary Clinton sẽ là người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống Mỹ,hay Obama,người da đen đầu tiên.Rồi anh nhảy sang đề tài thể thao với chuyện Beckham sẽ rời Real Madrid về đầu quân hội Los Angeles Galaxy,và vợ chồng(Becks và Posh) cùng con cái sẽ sống trong ngôi nhà 8 triệu mối tậu ở Beverly Hills. Chúng tôi cũng không quên “kế hoạch” cho cuộc gặp gở và phát quà cho các anh em TPBVNCH trong tuần tới,do sự dàn xếp của các anh VQ và ĐD,và sự tổ chức của các anh TPB Giáo,Bảo..
Vì không được ăn món heo rừng( heo mọi) quay đặc sản của Lộc ninh,chúng tôi bèn rủ nhau ghé thẳng tiệm cơm tàu Saigon 3 ở trên đường Võ văn Tần để ăn heo sữa quay cho đỡ tức,đỡ tiếc.Tất cã mọi người đều “nhất trí” như thế.Nhưng tôi đã phạm một lổi lầm rất lớn là đã dấm dúi cho anh Đoàn Dự mấy viên thuốc thần dược màu xanh V., và linh dược màu nâu C.Không biết tại vì mấy viên thuốc Vi Ci (chữ viết tắt của Viagra và Cialis)hay tại vì giấy phép đã hết hạn mà anh ĐD lật đật,hốt hoảng xuống xe về nhà trong niềm “thơ thới hân hoan”.
Mấy ngày sau,là ngày “trọng đại”.Vợ chồng chúng tôi đã đươc cái hạnh phúc và cơ duyên gặp mặt,diện kiến khoãng trên 30 anh em TPB trong khuôn viên nhà thờ Huyên Sỹ(cac anh em TPB này là những người chưa được nhận quà trong dịp Tết vừa qua,vì đau ốm,vì không có phương tiện,vì không được thông báo…)Hẹn nhau 8 giờ sáng mà chúng tôi mãi 8 giờ 5 phút mới đến điểm hẹn(vì phải đi đổi tiền,bỏ tiền vào từng phong bì một).Lúc chúng tôi đến thì cac anh em đã có mặt ở đó đầy đũ.Họ đến đò bằng xe ôm, hoặc do người nhà đưa đến(như trừong hợp của một thương binh mù cả hai mắt),hoặc tự đi đến bằng những chiêc xe gắn máy dược “tân trang , thiết bị,và sáng chế “ đặc biệt cho những “phế nhân” cụt một,hay cã hai chân, hay què một tay…Họ ngồi đó im lặng trong trật tự,và “an phận”.”Tay bắt mặt buồn”,chúng tôi chỉ đủ thời gian để thăm hỏi về gia cảnh,sức khỏe…của từng người.Mặc dầu không gặp được tất cã mọi người ,mặc dầu không đủ thời gian để hàn huyên ,tâm sự nhiều, vì chùng tôi cần phải “gặp nhanh,phát lẹ”.Những cái bắt tay chân tình,những cái vổ vai thân mật cũng đủ để cho chúng tôi thể hiên đươc tình “huynh đệ chi binh”, nghĩa cử “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”.Có thấy tận mắt,sờ tận tay ,cảm tận đáy lòng những “con người mang đầy thương tật,cơ cực,cay đắng từ hơn 30 năm qua,với những nỗi khổ tận cùng,nếu không nhìn thấy,biết đến,có lẽ khó có thể hình dung được”-trích dẫn Lẩm cẩm Saigòn thiên hạ sự số 200 của Văn Quang.
Có một nhận xét làm tôi rất ngạc nhiên và “bàng hoàng” là tuy các anh em đó nhìn chúng tôi với một ánh mắt thật u buồn,nhẩn nại,chịu đựng, nhưng không tìm thấy trong đó môt tí gì oán trách,giận hờn.Chúng tôi nghĩ rằng những ánh mắt ,những cái xiết tay đầy tình người và đầy“vị tha”đó chắc chắn phát xuất từ đáy lòng của họ,chứ không phải từ những bì thơ vừa nhận được.Những điều đó đã gọt rữa những “mặc cảm tội lỗi” trong tôi trước khi đến gặp các TPB đó: mặc cảm tội lỗi vì đã chôn vùi trong tiềm thức những lời tiền nhân dạy như :Miếng khi đói bằng gói khi no.
Hay :Bầu ơi thương lấy bí cùng….
Tôi biết là hôm đó,tôi chỉ gặp dươc một thiểu số rất nhỏ của các anh.Còn bao nhiêu người TPB mà tôi không- hay chưa- có cơ duyên được gặp,được biết .Như anh Trần văn Ngà,người thương phế binh đang sống một đời sống “thực vật “,anh chỉ còn làm một “con người” khi rống và gào thét thay cho tiếng khóc và tiếng nói. Như anh Phạm thế Duyệt,Sĩ quan Võ bị Dalat khóa 19,bị thương nặng ở Long an, phãi tháo bỏ cã hai khớp háng; như vậy là từ mông trở xuống không còn gì cả.Anh di chuyển (thật ra là chĩ nhúc nhích,hay lết từng tí )một mình rất khó khăn với hai bàn tay còn sót lại. Cũng may là trời –hay chiến tranh- đã cướp mất của anh một phần thân thể mà cũng còn để lại cho anh cái trí nhớ,cái văn hóa ngày trước nên anh vẫn có thể giảng day kềm Toán Lý Hóa cho các em hoc sinh lớp 12,dạy không lấy tiền nên được một vài em hoc trò quý mến săn sóc cho anh, vì anh không còn cha mẹ,không có vợ con và anh em gì hết. “Trời còn ngó lại” cho nên câu chuyện của các anh đã đươc các anh Văn Quang, Đoàn Dự nêu lên và viết ra để cả thế giới biết đến một vài hình ảnh thương tâm, xúc động đến tận cùng lương tri.Và chút hạnh phúc ,dầu thoáng qua ,đã đến với các anh khi nhân những món tiền,gói quà đến từ những người hảo tâm mà các anh chưa hề quen biết,có thể chưa một lần găp mặt, để các anh còn chút an ủi và vơi đi phần nào nổi đau khổ cã về thể xác lẫn tinh thần, để các anh còn chút nghị lực mà sống nốt quãng đời bất hạnh của mình.
,San Jose tháng bảy,năm 2007.
Sau khi “rong chơi” ở Hà nội trên 10 ngày,du ngoạn Sông Hồng đến thăm đền Chử đồng Tử,thăm bãi cát mang tên Tự nhiên,mong muốn được vùi thân trần truồng dưới cát,hy vọng gặp môt nàng công chúa hậu duệ của Tiên Dung,ta sẽ đưa nàng về dinh đễ …nhìn.Nhưng hôm ấy thì trời lại có mưa xuân lất phất,gió sông Hồng lạnh như căm,bãi cát thì chẳng thấy đâu (người ta đã “nhẫn tâm” biến bãi cát thơ mộng đó thành một cái bến xây bằng gạch, không được là gạch Bát tràng cho nàng rửa chân, mà bằng một loại gạch rẽ tiền pha trôn với xi măng).Thôi không làm Chử đồng Tử thì đành làm Chử đồng Du vậy,mà không gặp Tiên Dung thì ta đã có Tiên T. rồi.(Xin được “thuyết minh” về cái biệt danh Tiên T. này. T. là bà Tiên của tôi,vì tôi nghĩ rằng “Ăn được,ngủ được là Tiên”.Mà Tiên của tôi thì ăn “rất được”,Còn ngủ thì “hơi bị dễ”, cũng dễ dàng như… ông Văn Quang viết phóng sự Lẩm cẩm mà quý vị theo dõi đọc hằng tuần.
Sau đó, chúng tôi cũng có đi tham quan Sông Lô vùng Việt trì,trước là để biết một nơi chốn lịch sử đã là nguồn cảm hứng cho các nhac sĩ Văn Cao và Phạm Duy để sáng tác những bản nhạc bất hủ về con sông này: Văn Cao với bản Trường ca Sông Lô ,rất “hoành tráng”,rất “oai hùng” từ nét nhạc đến lời ca,mặc dầu ta cũng tìm thấy trong bài hát đó nhũng câu ca “mượt mà êm ái”:…Ai qua bến nắng hồng,lặng nhìn màu nước Sông Lô xưa…”.Và Phạm Duy với bản tình ca Tiếng hát Sông Lô,nhẹ nhàng ,tình tự hơn:…Trên bến Sông Lô,thuyền tôi buông lái như xưa, Sau lúc phong ba,thuyền tôi qua bến qua bờ…Và chúng tôi cũng không quên ghé tiêm cá bên bờ Sông Lô,để thưởng thức món cá “lăng”,nhất là món lòng cá lăng,ngon tuyệt vời,tuy nhiên:
Rằng hay thì thật là hay,
Ăn xong ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Chỉ vì cá lăng của Việt trì Sông lô “hơi bị mắc”,một kilo cá lăng giá “việt kiều” là 25 đô- la Mỹ.Cũng may mà mùa này không có cá “Anh Vũ”,nếu không có lẽ lúc trở về Hà nội,chúng tôi sẽ “nhẹ như lông hồng”,phủi sạch nợ trần và tiền trần.Tôi bỗng nhớ đến một câu ca dao(hay tục ngữ)nói về Sông Lô như sau:
Sông Lô một dải trong ngần,
Thảnh thơi ta rũ bụi trần phồn hoa.
Có lẽ,tôi phãi “đạo thơ” như thế này cho hợp tình,hợp lý:
Sông Lô một dải đục ngầu,
Bực mình ta rũ tiền trần sạch trơn.
Có môt câu chuyện ,một sự cố xảy ra ở Hanội,”buồn mà vui”, vì chuyện có hậu vận tốt nên tôi xin kể ra đây để hầu Quý vị,hy vọng Quý vị sẽ có được chút kinh nghiệm để ứng biến khi gặp nạn-tức là bị móc túi ,mất đồ.Chuyện rằng ,hôm mồng tám tháng giêng năm Đinh Hợi,khí trời mùa Xuân Hà Nội thật mát mẽ dễ chịu, lại phơn phớt chút mưa phùn,mưa phùn ca hát và ngâm thơ trong không gian mờ ảo của Hồ Gươm .Và vợ chồng chúng tôi bỗng “đột xuất” lãng mạn, đã đội mưa(dù là mưa bụi chỉ đủ làm ướt nhẹ vai nàng,phơn phớt trên những chiếc áo len khoát vội),và đã “ngẫu hứng qua cầu”-qua cầu Thê Húc- lạc vào đền Ngọc Sơn.Những ngày đầu xuân,dân Hà nội “vô tư” đi lễ đền, đông như kiến, và “vô tư” cầm nhầm chiêc máy hình của tôi .Khi ra khỏi cổng đền,chúng tôi mới phát hiện là chiếc máy hình giấu kỹ trong xách tay “không cánh mà bay mất”.Nhờ nhanh trí và “ma lanh vặt”,tôi an ủi với nhà tôi :_Anh có cách để chuộc lại cái máy hình này..
_Thôi đi Anh ơi! Đến nước này mà Anh còn “diễu dở”.
_Không,Anh nói nghiêm túc đấy.
Nói xong, tôi dáo dác tìm quanh ,không phãi tìm kẻ cắp(vì kẻ cắp biết mô mà tìm),mà tìm một tay “đầu xỏ”, “đầu gấu” lảng vảng đâu đó .Tôi bỗng thấy một anh chàng mặt mũi rất “ngầu”, “vô tư” phì phèo điếu thuốc trên môi, và “vô tư” quan sát mọi diễn biến xung quanh.Tôi đánh liều đến gần anh ta,và đánh liều làm quen:
_Chúng tôi vừa ở trong đền Ngọc Sơn ra,và đã bị mất cắp chiêc máy hình,tuy đã cũ rồi nhưng có rất nhiều hình ảnh và kỷ niệm trong đó.Anh có thể nào giúp tôi tìm lại được chiếc máy hình đó,tôi bằng lòng chuộc lại và sẽ có “bồi dưỡng”cho riêng Anh.Mà Anh cũng phải kín kín một tí kẻo tụi công an mà biết được thì công toi.(đúng là dạy đĩ vén váy!). _Bố ra đứng đàng kia, con sẽ cố gắng giúp Bố.
Nói xong,anh ta bỏ tôi một mình.Dù biết rằng mình đã trúng mối,lòng vẫn hoang mang hồi hộp.Năm phút,rồi mười phút trôi qua, thời gian như trùng lại,chẳng có “thấm thoắt như thoi đưa”tí nào cả.Tôi lóng ngóng chờ “ân nhân” trở lại,lòng bồn chồn mong đợi như ngày nào chờ người tình trể hẹn,như ngày xưa chờ Mẹ đi chợ về.Rồi Anh ta hiện về,tươi cười sáng láng.Anh vẫy tôi theo anh đến môt chỗ kín đáo hơn đễ “thương thuyết”.Và “Kissinger Du” đã phải trổ hết tài ngoại giao của mình để điều đình.Kết quả là tôi chỉ mất 250 ngàn VNĐ cho buổi du xuân này( 200 ngàn cho kẻ cắp, 50 ngàn bồi dưỡng cho “người đứng giữa”.Trước khi chia tay ,anh ta còn tâm sự với tôi:
_Bố biết không, tại vì chúng nó thấy Bố lớn tuổi, và trông “thê thảm” quá nên chúng nó thương tình( sic!!) mà lấy tượng trưng thế đấy.Vả lại,cái máy hình cùa Bố cũng quá cũ và không “xịn”nên chúng nó mới trả lại cho Bố,nếu không có lẽ cái máy hình này sẽ đang nằm trong một tiệm ở phố Hàng Khay rồi .
Có ba bài học quý giá đươc rút ra từ câu chuyện này: 1)khi gặp một sự cố như trên( mất cắp hay bị móc túi…),phải bình tĩnh quan sát xung quanh hiện trường tìm người “gian”,có thể là một người rất “vô tư”và có dáng dấp “đàng hoàng”,có thể là một em bé bán báo,đánh giày,có thể là một người rất “ngầu”,có tác phong “xếp sòng”,”anh chị”….Và giải pháp cuối cùng mới tìm đến một anh công an đâu đó.
2) khi gặp được kẻ cắp(nếu số còn hên),phải biết “khổ nhục kế”,phãi biết ca sáu câu vọng cổ,phãi trổ tài ngoại giao khéo léo để điêu đình,và nhất là phãi tỏ ra thành khẩn,thì may ra mới khơi đươc “từ tâm”của kẻ gian(vâng,thỉnh thoảng cũng có kẻ xấu có lòng từ bi chứ!).
3)khi đi du lịch,chĩ nên đem máy ảnh loại nhẹ,gọn,tốt vừa đủ xài,càng cũ càng tốt, càng “xịn” càng dễ mất.Và cứ một vài ngày,ta lại store hình ảnh đã chụp vào trong một cái memory stick,loại USB 2.0 flash drive,lỡ đánh mất máy ảnh thì cũng còn lưu lại hình ảnh đã ghi.
Thế rồi,đúng ngày rằm tháng giêng,chúng tôi đã phải giã từ Hà nội để lên đường “Nam tiến”,không băng rừng lội suối,không “trường sơn đông,trường sơn tây”,mà bay vù bằng Vietnam Airlines đến Đà nẳng,rồi từ phi trường Đà nẳng đi thẳng đên Hội an để kịp tham dự lễ hội rằm Phố cổ Hội an.Nghe nói cả thành phố cổ đêm lễ đó sẽ tắt điện,và sẽ được thắp sáng bằng những ngọn đèn lồng đủ màu sắc;mọi người,từ dân địa phương đến du khách,nam phụ lão ấu,ai nấy đều ra đường, dập dìu tài tử giai nhân, tà tà tản bộ trên những con đường nhỏ hẹp cấm xe( kể cả xe gắn máy,cyclo,xe ô tô..) của Phố cổ,rồi đi lễ chùa,rồi ghé bên Bạch đằng bên bờ sông Thu bồn,để nghe hát bài chòi,lạ tai vui mắt…Nhưng,than ôi,mưu sự tại nhân,chúng tôi đã bị” lỡ chuyến đò”,”bé cái nhầm”,vì lể hội Rằm đã diễn ra tối mồng 14.Tôi thắc mắc hỏi mấy cô ở phòng tiếp tân của khách sạn:
_Này các cô,cho tôi hỏi tại sao Lể Hội Rằm lại được tổ chức vào đêm 14,thay vì vào đêm rằm 15.
_Sao Bác già rồi mà lại còn “théc méc” vớ vẩn vậy.Chúng tôi cứ tưởng là chỉ có dân Quảng chúng tôi mới bị hàm oan là hay “théc méc” mà thôi.Bác có nghe câu”Quảng nam hay cãi,Quảng ngãi hay co” không? Bác nhập gia thì phải tùy tục chớ.
Mặc dầu bị “mắng” là già (mấy cô ơi ,đây già rồi mà đây còn ngon,còn gân,cũng nhờ mấy viên “ngọc xanh” huyền diệu đó) ,là nhiều chuyện,hay thắc mắc chuyện vớ vẩn ,lo bò trắng răng (tôi định bào chữa rằng thắc mắc ,hay cãi là một tánh tốt,là một hình thức tranh đấu đễ tìm chân lý,lẽ phải ,mấy cô xứ Quảng nên hảnh diện mới phải ),tôi vẫn nở một nụ cười “ruồi”lấy điểm,nên được mấy cô chỉ dẩn tường tận những nơi chốn để tham quan,và những nét đặc trưng cùng những món ăn đăc biệt của Hội an.Nhờ đó,chúng tôi đã đi lễ các chùa Triều Châu,Phước kiến ,chúng tôi đã có dịp thưởng thức món Cao Lầu đặc trưng của Hội an, ăn cá Cu ở bãi biển Cửa Đại,tối cũng đươc nghe hát và chơi Bài Chòi,và những ngày sau du ngoạn trên sông Thu Bồn để nhớ về Bùi Giáng,thăm khu di tích Mỹ sơn với bao nhiêu ngôi đền một thời huy hoàng của dân tộc nguời Chàm.Cái đặc biệt của khu Mỹ sơn là ta tìm thấy ở đây cái tượng thờ linga (bộ phận sinh dục của đàn ông) và tượng thờ yoni(bộ phận sinh dục của đàn bà) to và “hoành tráng” nhất nhì thế giới.(Linga và Yoni là những “vị thần” tượng trưng cho fertility-sự sinh tồn,sinh lý của nhân loại.)
Sau mấy ngày chịu đựng cái “nóng nung người nóng nóng ghê”của xứ Quảng,mặc dầu ta đang ở đầu mùa Xuân,chúng tôi xuôi Nam,Saigon, là mục tiêu chính của chuyến thăm viếng Việt nam lần này.Tôi xin trích đăng một đoạn trong bài phóng sự “Lẩm cẩm Saigon thiên hạ sự” số 200,ngày 20 tháng 3,2007, của nhà văn Văn Quang:Tấm lòng những người bạn.Xin nói rõ với bạn đọc,những người bạn này là bạn của Bác sĩ Hà Xuân Du ở San Jose.Khi nghe tin ông bà Hà Xuân Du và ông bà Phong “mắt nhung” về Việt Nam,chắc thế nào cũng có dịp gặp tôi nên một số bạn bè của ông đã tự động gửi theo một số tiền về giúp đỡ anh em thương phế binh VNCH.Về chuyện này,ông Du đã gửi email thong báo cho tôi,ông nhấn mạnh rằng đó là bạn bè tự đóng góp,không hề có một cuộc vận động công khai hay ngấm ngầm nào hết. Ai gửi thì ông nhận và “vác” về.
Và chúng tôi đã “vác một cái ngà voi” to tổ bố,nặng trên hai ngàn cân-hai ngàn đô Mỹ-cùng một ít thuốc men như thuốc trị cao máu,thuốc trị phong thấp,thuốc bổ…đễ gặp gỡ(trực diện),hàn huyên ,an ủi,ủy lạo,tặng quà một số anh em TPB trong một buổi gặp mặt giản dị và thân tình tại khuôn viên thánh đường của nhà thờ Huỵện Sĩ.Một lần nữa,xin cám ơn các anh Văn Quang,Đoàn Dự,cô Hàm Anh,các TPB Giáo,Bảo …đã giúp chúng tôi có được buổi gặp gỡ này,để chúng tôi có cơ duyên tìm được những “hạnh phúc bất chợt”, hạnh phúc khi đối diên trực tiếp với những bất hạnh,những đau khổ cùng cực do cuộc chiến đã qua rồi trên 30 năm ,của những người bạn chưa bao giờ biết mặt,của những đống đội chưa bao giờ biết tên,đơn vị,quân số.Và hạnh phúc khi được an ủi,chia xẻ và xoa dịu phần nào nổi bất hạnh đó.
Câu chuyện được bắt đầu trong chuyến đi Lộc Ninh thăm anh chị Văn Quang.Mặc dầu gặp bao nhiêu “sự cố”làm con đường Saigon-Lộc ninh vốn đã khó(vì đang còn ở tình trang sửa chữa,gập ghềnh)lại càng khó thêm(vì phải đón một người chưa bao giờ biết mặt là anh Đoàn dự ); vì Ô.B. Phong H.đi cùng chúng tôi lại để quên tiền ở khách sạn,mặc dầu tiền bạc không làm nên hạnh phúc, nhưng ông Phong vẫn phãi làm anh hùng xa lộ đi xe ôm về khách sạn lấy tiền,trễ mất cả tiếng đồng hồ; vì “người hướng dẫn viên” là anh Đoàn Dự thì hình như cũng đã bắt đầu mang bệnh Alzheimer(bệnh hay quên giống như bệnh của ông Tổng thống Reagan ngày nào),quên cã ngõ vào nhà A/C Văn Quang.Chúng tôi ,phần thì sợ anh chị Văn Quang chờ dợi sốt ruột,phần thì đã đói bụng,đã “nghe trong lòng mưa gió từng cơn”,nên đã hỏi cung anh Đoàn dự:
-Xin hỏi thật anh là anh đã đến nhà anh Văn Quang lần nào chưa?
-Dạ thưa (giọng nói rất nhỏ nhẹ),”em” có đến nhà anh Văn Quang nhiều lần rồi ạ.
-Nhiều là bao nhiêu lần? Và lần cuối cách đây bao lâu?
-Dạ trên 10 lần,và lần cuối thì cách đây những là 10 ngày.
-Như vậy là “bệnh lý” đã rõ ràng rồi.Lần này,khi trở về Mỹ,tôi sẽ gởi cho Anh thuốc trị bệnh Alzheimer,kẻo không rồi Anh lại “quên cả đường xưa lối cũ,đường đi lối về”,gọi tên “chị nhà” bằng tên “người xưa”,”gọi tên em,gọi tên em như những ngày xưa ấy” thì nguy to!
Nhưng rồi thì phái đoàn chúng tôi cũng đến đươc “tư dinh” của anh chị VQ.Anh VQ đón chúng tôi ngay tại cổng,chị VQ thì đang sửa soạn làm bếp.Tay bắt mặt mừng,hàn huyên tâm sự chĩ vài câu là chúng tôi ngồi vào bàn ăn đễ thưởng thức những món lâu ngày không được ăn.Thực đơn hôm nay gồm có: món nộm rau muống “gia truyền”có tép rang,có muối vừng(muối mè) và có pha trộn mắm tôm cho “rậy mùi”; món cuốn hành(lá hành buộc quanh miếng cuốn),lẽ ra phải pha trộn với nươc dấm bỏng mới đúng hương vị “bắc kỳ”; món lẫu cá diêu hồng; thịt gà ri luột phũ lá chanh thái chĩ(loai gà giống gà rừng,chĩ biết ngủ trên cây,thịt rất thơm và hạ 10-0 thịt gà đi bộ.),và món thit heo rừng nướng.Xin “bái phục,bái phục” tài nấu ăn”danh bất hư truyền”của chị VQ,Và nghệ thuật tiếp đãi khách của A/C thì rất là “ấn tượng,trên cả tuyệt vời”:anh thì hàn huyên tâm sự,cởi mở chân tình; chị thì lo việc bếp núc,không chịu ngồi chung bàn tiệc với chúng tôi.Tôi hỏi nhỏ anh VQ:
-Sao anh “dạy vợ” hay đến thế.Chị nhà là người Nam “một chăm phần chăm” mà sao lại nấu được những món ăn Bắc kỳ “chính hiệu con nai vàng”. Anh chỉ cười:
-Tôi “dạy vợ” bằng tấm lòng.Vả lại,những món “nộm rau muống,cuốn lá hành “là những món gia truyền của mẹ tôi,vợ tôi học của bà mẹ chồng qua tôi đấy.Những món ăn hôm nay các anh chị thưởng thức là do “đầu bếp Ngân”,nhưng dưới sự “chỉ đạo tối cao”của tôi,Văn Quang.
Sau bửa ăn thật ngon và thật “lạ miệng”,chúng tôi đi tham quan ngôi vườn “tình ái” của A/C :có giàn bầu vừa mới có những trái …bầu hình số tám,có “giàn thiên lý,có người tôi yêu”,có những chiếc cầu bằng gổ mà “anh đưa nàng về dinh”,và có đủ loại cây ăn trái như măng cụt,chôm chôm,khế ngọt,dừa tươi…đủ đễ vẻ được bức tranh quê hương,”quê hương là chùm khế ngọt,là chiếc cầu xinh…”Trong lúc chúng tôi đang tìm về “quê hương” trong ngôi vườn của A/C VQ thì có tiếng lao xao ở trong nhà.Chúng tôi trở vào nhà thì đựoc biết đó là chị Nguyễn văn Ri,vợ anh trung sĩ Ri thuộc Tiểu đoàn 8,Sư đoàn 5.Anh bị thương và đưa gia đình về sinh sống ở Lộc ninh trên 30 năm nay.Hôm qua,anh bị đau năng phải vào nằm điều trị tại bệnh viện.Chúng tôi thừa biết rằng “không tiền thì không thuốc,không men,không đốc tờ,không bệnh viện”.Cứu người như cứu hỏa,nên chúng tôi quyết định trích 100 Mỹ kim trong số tiền tôi mang về nước,tặng anh chị Ri để lo tiền viện phí,thuốc thang cho anh.Chị cầm tờ giấy 100 Mỹ kim,rưng rưng cảm động,nói tự đáy lòng: “Vậy mà chúng tôi cứ tưởng mình bị bỏ quên.Nay mới biết bà con,anh em vẫn còn nhớ và thương mình.” Chị ngượng ngập nói thêm,xúc động trong nước mắt : “Tôi chưa từng cầm được một số tiền nào lớn và quý giá như thế này”.Anh Đoàn Dự thì lúc nào cũng dí dỏm khôi hài: “Đấy,chúng tôi cứ lo giúp đỡ những anh em TPB xa ở đâu đâu,mà quên cả những người láng giềng gần.”Rồi anh xuống sáu câu vọng cổ;”Sao không lấy chồng gần mà đi lấy chồng xa,..”Anh chưa kịp xuống chử xề thì tôi đã ngắt ngang: “Nói không phãi nịnh anh chứ dân Bắc kỳ mà ca “dọng cổ” thì đúng là “dặn cổ”.
Bị “kê tủ đứng”, anh mất hứng ,đổi sang thái độ nghiêm nghị dặn dò chị Ri: “Chị phải giữ tiền cẩn thận nghe.Một triệu sáu trăm ngàn tiền VN đồng đấy.”Cái cảnh chị run run cho tiền vào túi áo trong,gài kim băng cẩn thận,như trân quý cã một gia tài của anh chị,khiến chúng tôi bùi ngùi cảm động.Tôi khẽ thì thầm với các anh Văn Quang,Đoàn Dự,anh Phong: “Tôi vừa tìm thấy một hạnh phúc nhỏ nhoi là đã trả được một phần nào món nợ kếch xù mà tôi đã mang của các anh em đồng đội của mình, những người đã mang đầy thương tật,cơ cực,cay đắng,khốn khổ từ hơn 30 năm qua.”
Buổi chiêu trôi qua rất nhanh.Chúng tôi sửa soạn về lại “thành phố” sớm để tránh giờ “cao điểm”bị kẹt xe.Trước khi về,chúng tôi ghé thăm chị Thụy Vũ –“ Khung rêu”-,láng giềng của A/C V.Q,và thăm cháu gái bất hạnh của chị. Gặp chị và cháu,lòng tôi bỗng trùng lại, những cảm xúc bỗng tê cứng hóa đá.Bao nhiêu lời an ủi,động viên cũng bằng thừa.Trên 35 năm chịu đựng,35 năm chị đem hết sức lưc ,khả năng,tình thương của một người mẹ -người nữ văn sĩ Nguyển thị Thụy Vũ-đã biến dáng dấp,khuôn mặt của chị thành “khung rêu”,gần như “vô cảm”.Trước khi chia tay,chúng tôi có gửi cho cháu một số thuốc bổ,và thuốc trị bệnh kinh phong mà cháu mắc phải,nhất là những khi trái trời trở gió.
Trên đường về,chúng tôi tạm quên hai cú “sóc” ở Lộc ninh(chuyện anh TPB Ri và chuyên gia đình chị Thụy Vũ) với những câu chuyện râm ran của Đoàn Dự.Anh thao thao báo cáo và bình luận về những nhà văn nữ với những tác phẩm nóng bỏng như Yêu và Sống(Lê Vân),Bóng đè(Đỗ Hoàng Diệu),I am Đàn bà(Y Ban).Anh bàn về chính trị,về chuyện bà Hillary Clinton sẽ là người phụ nữ đầu tiên làm tổng thống Mỹ,hay Obama,người da đen đầu tiên.Rồi anh nhảy sang đề tài thể thao với chuyện Beckham sẽ rời Real Madrid về đầu quân hội Los Angeles Galaxy,và vợ chồng(Becks và Posh) cùng con cái sẽ sống trong ngôi nhà 8 triệu mối tậu ở Beverly Hills. Chúng tôi cũng không quên “kế hoạch” cho cuộc gặp gở và phát quà cho các anh em TPBVNCH trong tuần tới,do sự dàn xếp của các anh VQ và ĐD,và sự tổ chức của các anh TPB Giáo,Bảo..
Vì không được ăn món heo rừng( heo mọi) quay đặc sản của Lộc ninh,chúng tôi bèn rủ nhau ghé thẳng tiệm cơm tàu Saigon 3 ở trên đường Võ văn Tần để ăn heo sữa quay cho đỡ tức,đỡ tiếc.Tất cã mọi người đều “nhất trí” như thế.Nhưng tôi đã phạm một lổi lầm rất lớn là đã dấm dúi cho anh Đoàn Dự mấy viên thuốc thần dược màu xanh V., và linh dược màu nâu C.Không biết tại vì mấy viên thuốc Vi Ci (chữ viết tắt của Viagra và Cialis)hay tại vì giấy phép đã hết hạn mà anh ĐD lật đật,hốt hoảng xuống xe về nhà trong niềm “thơ thới hân hoan”.
Mấy ngày sau,là ngày “trọng đại”.Vợ chồng chúng tôi đã đươc cái hạnh phúc và cơ duyên gặp mặt,diện kiến khoãng trên 30 anh em TPB trong khuôn viên nhà thờ Huyên Sỹ(cac anh em TPB này là những người chưa được nhận quà trong dịp Tết vừa qua,vì đau ốm,vì không có phương tiện,vì không được thông báo…)Hẹn nhau 8 giờ sáng mà chúng tôi mãi 8 giờ 5 phút mới đến điểm hẹn(vì phải đi đổi tiền,bỏ tiền vào từng phong bì một).Lúc chúng tôi đến thì cac anh em đã có mặt ở đó đầy đũ.Họ đến đò bằng xe ôm, hoặc do người nhà đưa đến(như trừong hợp của một thương binh mù cả hai mắt),hoặc tự đi đến bằng những chiêc xe gắn máy dược “tân trang , thiết bị,và sáng chế “ đặc biệt cho những “phế nhân” cụt một,hay cã hai chân, hay què một tay…Họ ngồi đó im lặng trong trật tự,và “an phận”.”Tay bắt mặt buồn”,chúng tôi chỉ đủ thời gian để thăm hỏi về gia cảnh,sức khỏe…của từng người.Mặc dầu không gặp được tất cã mọi người ,mặc dầu không đủ thời gian để hàn huyên ,tâm sự nhiều, vì chùng tôi cần phải “gặp nhanh,phát lẹ”.Những cái bắt tay chân tình,những cái vổ vai thân mật cũng đủ để cho chúng tôi thể hiên đươc tình “huynh đệ chi binh”, nghĩa cử “không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”.Có thấy tận mắt,sờ tận tay ,cảm tận đáy lòng những “con người mang đầy thương tật,cơ cực,cay đắng từ hơn 30 năm qua,với những nỗi khổ tận cùng,nếu không nhìn thấy,biết đến,có lẽ khó có thể hình dung được”-trích dẫn Lẩm cẩm Saigòn thiên hạ sự số 200 của Văn Quang.
Có một nhận xét làm tôi rất ngạc nhiên và “bàng hoàng” là tuy các anh em đó nhìn chúng tôi với một ánh mắt thật u buồn,nhẩn nại,chịu đựng, nhưng không tìm thấy trong đó môt tí gì oán trách,giận hờn.Chúng tôi nghĩ rằng những ánh mắt ,những cái xiết tay đầy tình người và đầy“vị tha”đó chắc chắn phát xuất từ đáy lòng của họ,chứ không phải từ những bì thơ vừa nhận được.Những điều đó đã gọt rữa những “mặc cảm tội lỗi” trong tôi trước khi đến gặp các TPB đó: mặc cảm tội lỗi vì đã chôn vùi trong tiềm thức những lời tiền nhân dạy như :Miếng khi đói bằng gói khi no.
Hay :Bầu ơi thương lấy bí cùng….
Tôi biết là hôm đó,tôi chỉ gặp dươc một thiểu số rất nhỏ của các anh.Còn bao nhiêu người TPB mà tôi không- hay chưa- có cơ duyên được gặp,được biết .Như anh Trần văn Ngà,người thương phế binh đang sống một đời sống “thực vật “,anh chỉ còn làm một “con người” khi rống và gào thét thay cho tiếng khóc và tiếng nói. Như anh Phạm thế Duyệt,Sĩ quan Võ bị Dalat khóa 19,bị thương nặng ở Long an, phãi tháo bỏ cã hai khớp háng; như vậy là từ mông trở xuống không còn gì cả.Anh di chuyển (thật ra là chĩ nhúc nhích,hay lết từng tí )một mình rất khó khăn với hai bàn tay còn sót lại. Cũng may là trời –hay chiến tranh- đã cướp mất của anh một phần thân thể mà cũng còn để lại cho anh cái trí nhớ,cái văn hóa ngày trước nên anh vẫn có thể giảng day kềm Toán Lý Hóa cho các em hoc sinh lớp 12,dạy không lấy tiền nên được một vài em hoc trò quý mến săn sóc cho anh, vì anh không còn cha mẹ,không có vợ con và anh em gì hết. “Trời còn ngó lại” cho nên câu chuyện của các anh đã đươc các anh Văn Quang, Đoàn Dự nêu lên và viết ra để cả thế giới biết đến một vài hình ảnh thương tâm, xúc động đến tận cùng lương tri.Và chút hạnh phúc ,dầu thoáng qua ,đã đến với các anh khi nhân những món tiền,gói quà đến từ những người hảo tâm mà các anh chưa hề quen biết,có thể chưa một lần găp mặt, để các anh còn chút an ủi và vơi đi phần nào nổi đau khổ cã về thể xác lẫn tinh thần, để các anh còn chút nghị lực mà sống nốt quãng đời bất hạnh của mình.
,San Jose tháng bảy,năm 2007.